CNAS 2018 Annual Conference Strategic Competition Maintaining the Edge

Sinh hoạt của GS Nguyễn Võ Long và PTVH:

Một trong các hoạt động cho tương lai của PTVH là giao tiếp với các hội nhóm nghiên cứu chính trị uy tín tại Hoa Kỳ, ngoài việc bồi đắp kiến thức để chia sẻ cùng thành viên PTVH, GS Long dùng các môi trường này để tiếp xúc móc nối các nhân vật có triễn vọng nhậm chức quan trọng trong quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ. Ngày 27 tháng 6, 2018, GS Long cùng phu nhân Kim Mỹ, đã tham dự buổi thuyết trình dưới đây.

Trung tâm cho An Ninh Mới Hoa Kỳ (Center for a New American Security = “CNAS”).

Thuyết Trình Viên, Ely Ratner, Ph.D.:

Thưa quý vị, cảm ơn tất cả qúy vị đã đến đây hôm nay, tôi là Ely Ratner, Phó Chủ tịch và Giám đốc Nghiên Cứu tại CNAS.

Trước khi chúng ta chuyển sang giờ nghỉ để ăn trưa, chúng tôi muốn nhân cơ hội này để trình bày cùng qúy vị một số công việc mới và sáng tạo mà chúng tôi đang thực hiện về Trung Quốc tại CNAS.

Và trong một vài phút nữa, tôi sẽ chuyển giao lại cho hai đồng nghiệp của tôi là cô Liz và anh Dan để họ đi sâu hơn vào hai nỗ lực cụ thể đang được tiến hành tại Trung tâm chúng tôi. Tôi xin dành trình bày trước.

Trong khi tất cả chúng ta tin rằng nước Mỹ có mọi thứ cần thiết để thành công trong cuộc tranh đua này, cũng như trường hợp chúng ta tụ họp trong hội trường này ngày hôm nay, Hoa Kỳ đang tụt lại phía sau, trong khi Trung Quốc đang tiến triễn trong việc phá hoại quyền lực và ảnh hưởng của Hoa Kỳ, làm suy yếu Mỹ trong vùng các quốc gia châu Á, tạo phạm vi ảnh hưởng riêng cho mình.

Bây giờ, nên công bằng dừng lại đây để hỏi: Rồi sao? Vậy nếu Trung Quốc trở thành cường quốc thống trị ở châu Á thì sao? Bởi vì có những tiếng nói có ảnh hưởng trong cuộc tranh luận cho rằng chúng ta không nên lo lắng. Tham vọng của Trung Quốc bị hạn chế, và thậm chí nếu họ không bị hạn chế thì họ sẽ muốn những gì chúng ta muốn; và cho rằng mọi thứ trên căn bản sẽ giống nhau.

Nhưng đây không phải là cảm nghĩ của ba người chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi vẫn lo ngại rằng nếu Hoa Kỳ không vươn lên vào dịp này, kết quả sẽ có thể là một trật tự do Trung Quốc lãnh đạo, ít tự do và ít dân chủ hơn, ít mở rộng cửa cho thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ, thù địch hơn với các liên minh an ninh của Hoa Kỳ, bởi họ dựa vào quyền lực để cai trị chứ họ không theo các quy tắc và thể chế đã thỏa thuận.

Tất nhiên, nó không phải là theo cách này. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với niềm tin rằng Trung Quốc sẽ dần dần tự do hóa bên trong và ngoài, thả lỏng xã hội, mở cửa kinh tế, và cuối cùng chấp nhận và ủng hộ trật tự quốc tế hiện hành.

Thay vì vậy, ông chủ tịch CNAS Kurt Campbell và tôi,chúng tôi nhận định và đã mô tả họ là một “Trung Quốc tính toán” mà Washington không còn phủ nhận thực tế rằng Bắc Kinh đang cam kết sâu đậm đối với chủ nghĩa độc tài và gia tăng vai trò của Đảng Cộng sản trong nền kinh tế, đồng thời sử dụng sự giàu có mới và ảnh hưởng mới của họ để tân trang chính trị quốc tế theo những cách ngày càng trở nên ích kỷ và mâu thuẫn đối với quyền lợi của Hoa Kỳ.

Như vậy, chúng ta sẽ đối phó TQ như thế nào? Và đây là điểm chính tôi muốn chia sẻ cùng qúy vị sáng nay: Cái thách thức lớn chính của Trung Quốc là chúng ta, Hoa Kỳ, và về khả năng tranh đua của chính chúng ta.

Chúng ta cần giảm tốn sức cố gắng thay đổi Trung Quốc, nhưng hãy thay vào đó bằng sự tập trung nỗ lực vào cho chính mình, phát triển các chính sách đối nội, đối ngoại để tăng cường khả năng tranh đua tầm quốc gia và cho các đồng minh và đối tác của chúng ta.

Điều này liên quan trực tiếp đến điểm chính thứ hai của tôi, mà cả cô Liz và anh Dan cũng sẽ nhấn mạnh: Chúng ta, Hoa Kỳ, cần phải tái tạo niềm tin mới của chúng ta vào cho chính mình.

Khi chúng ta ôm cái thách thức của một khả năng tranh đua mới của Mỹ, chúng ta nên cương quyết tiến hành với niềm tin rằng nền tảng thế lực Mỹ là mạnh mẽ. Tôi xin nói điều này một lần nữa bởi vì, mỗi khi mình nghĩ đến sự thách thức của Trung Quốc, đây là nơi tôi muốn mình bắt đầu: Nền tảng thế lực Mỹ rất mạnh mẽ. Dân Mỹ chúng ta, thành phần dân chúng, địa lý, nguồn năng lượng dồi dào, giới tư nhân năng động, các đồng minh đối tác mạnh mẽ, các trường đại học hàng đầu, và với tinh thần sáng tạo cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để chiến thắng nếu chúng ta muốn tham gia cuộc chơi.

Vậy, làm thế nào để chúng ta thực hiện được điều này? Làm thế nào để chúng ta có được các chiến lược tranh đua tốt hơn?

Chúng ta đã vừa nghe về tình trạng sự thử thách quân sự trong phiên thuyết trình trước, điều này đã tạo một hình ảnh đáng báo động về việc Mỹ mất đi lợi thế chiến lược. Viễn tượng xem như là những thử thách gay go, nhưng nó hầu như không phải là toàn bộ câu chuyện.

Trên thực tế, điều khiến cho cái thách thức của Trung Quốc thành khó khăn, nghiêm trọng đến mức cuối cùng là nó không chỉ nằm trong lĩnh vực cạnh tranh an ninh truyền thống mà còn trải dài trên mọi khía cạnh của chính trị quốc tế, bao gồm ngoại giao, thông tin, ý thức hệ, công nghệ, và dĩ nhiên cả kinh tế.Và nó nằm trong đấu trường kinh tế cuối cùng nơi mà nhu cầu tư duy mới, nghiên cứu mới và chiến lược mới có lẽ là cấp bách nhất. Nơi mà Trung Quốc đang đi trước với những trận đấu quyền lực địa chính trị, thường trái ngược với một Washington bị bẻ gãy và vô tổ chức.

Không giống như cuộc tranh đua quân sự, vốn là lãnh vực quen thuộc của các chiến lược gia về “Vành đai”, sự tranh đua thương mại và kinh tế vẫn chưa được hiểu rõ và không được liên hợp chặt chẽ vào chiến lược an ninh quốc gia tổng thể của chúng ta.

Chính tôi nhìn thấy trong thời gian tôi làm việc trong Nhà Trắng vào những năm cuối của chính quyền Obama – nơi mà chính sách đối với Trung Quốc gần như hoàn toàn bị chi phối chia rẻ, một mặt là giữa kinh tế và thương mại, và mặt nọ là chính sách an ninh và ngoại giao. Mỗi phe đều có quy trình riêng của mình, được lãnh đạo bởi những người khác nhau, với những ưu tiên khác nhau, các giả định khác nhau, ngôn từ khác nhau, cuối cùng là tạo ra các chiến lược xa cách nhau, các mục đích đối nghịch lẫn nhau.

Rõ ràng vào thời điểm đó, và ngày nay lại càng rõ ràng hơn, rằng các lãnh vực vừa nói phải được kếp hợp lại để Mỹ có thể thành công trong cuộc tranh đua này. Và đây chính là những gì chúng tôi đang làm tại CNAS bằng nhiều nỗ lực – nhắm vào việc tạo mối liên hệ giữa kinh tế và an ninh.

Trong chốc lát cô Liz sẽ mô tả cho qúy vị, chúng ta đang đưa ra các chiến lược mới để chống lại việc Trung Quốc sử dụng cưỡng chế kinh tế. Và anh Dan sẽ thảo luận sau đó, chúng tôi đang phát triển các phương pháp tiếp cận mới để giải quyết các tác động địa-chính-trị của chiến lược Vành đai và con Đường của Trung Quốc.

Chúng ta xem lại cách Hoa Kỳ có thể làm việc với vốn đáng tin cậy để xây dựng một liên minh có căn bản sáng tạo và phối hợp các biện pháp thương mại và đầu tư một cách bảo thủ, và xét lại xem cách đổi mới nhanh chóng của thế giới công nghệ, của tài chính, bao gồm tiền ảo và tiền điện tử, sự thay đổi này đang định hình lại quan cảnh an ninh quốc tế và công cụ của kinh tế của quốc gia.

Để cho qúy vị thấy điều này, trông giống như thế nào trong thực tế, tôi hân hạnh giới thiệu đồng nghiệp của tôi, cô Liz Rosenberg, giám đốc chương trình Năng lượng, Kinh tế và An ninh tại CNAS.

Cô Liz, tới phiên cô… Cảm ơn anh Ely…

Giờ đây, thưa qúy vị, tôi xin trình bày về cách Trung Quốc đang sử dụng sự cưỡng chế kinh tế chưa từng thấy để nâng cao lợi ích quốc gia của mình.

Chính sách kinh tế là những đặc điểm lâu đời của quản lý chính trị nội địa của Trung Quốc, và chiến lược tham gia quốc tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã gia tăng nhắm vào các chính sách kinh tế có chủ đích là bắt nạt các vốn đầu tư của nước ngoài để tiến hành chính sách đối ngoại của mình. Sự cưỡng chế kinh tế này có thể được phát hiện ra trong các trường hợp riêng rẻ là Bắc Kinh trừng phạt các quốc gia nào có chính sách xúc phạm đến quan điểm chủ quyền hoặc chủ quyền lãnh thổ.

Sau đây chỉ là một vài ví dụ gần đây ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta. Nhật Bản: Chúng ta đã thấy Trung Quốc cắt giảm xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản sau một cuộc đụng độ trên các đảo Senkaku đang tranh chấp. Philippines: Trung Quốc để chuối Philippines thối rữa tại cảng sau căng thẳng với Manila trên một rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông. Hàn Quốc: Để đối phó với việc Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, Trung Quốc đã cắt du lịch sang Hàn Quốc và điều chỉnh lại nhập khẩu mỹ phẩm và âm nhạc. Trung Quốc cũng muốn buộc các công ty nước ngoài phải qùy gối xin hoạt động ở Trung Quốc.

Những cơ chế mà Trung Quốc đã sử dụng để cắt đứt thương mại và đầu tư là vì Trung Quốc muốn thực thi các quy định(viện cớ) về an toàn và sức khỏe và bảo vệ du khách Trung Quốc, và bằng cách nuôi dưỡng các thành phần chống quốc gia. Bằng nhiều nỗ lực khác nhau này, Trung Quốc không sử dụng chính sách khai báo rõ ràng hoặc một chế độ pháp lý hay hành chính cụ thể. Sự bất nhất này giúp họ dễ linh động và dễ từ chối khi cưỡng chế kinh tế. Cách này cũng đã làm cho các nước ngoài khó có thể thực hiện các khiếu nại thương mại chính thức đối với WTO (World Trade Organization).

Tại CNAS, tôi đã làm việc với các đồng nghiệp để nghiên cứu những vụ như vậy, và chúng tôi cho rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc do chính phủ mưu định, và họ mở rộng lợi ích cốt lõi để cho Bắc Kinh kích hoạt được việc cưỡng chế kinh tế. Chúng ta thấy rõ ràng là Trung Quốc đã học kinh nghiệm qua nhiều vụ và đang cải tiến khả năng áp đặt chi phí trực tiếp vào các mục tiêu của họ đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng đối với công dân và công ty của họ.

Thật rất khó cho các nhà hoạch định chính sách ở Washington (chính phủ trung ương Mỹ) và các đồng minh góp vốn ở nước ngoài hiểu và đối phó với các chiến dịch cưỡng chế kinh tế của Bắc Kinh. Dù cả khi không được bảo đảm, chúng ta đã nhận thấy một ý thức mạnh mẽ về chủ nghĩa đánh bại ở Đông Á, cụ thể là về sự không thể tránh khỏi đối với sự thành công của Trung Quốc trong việc uốn cong bóp méo đường lối của các công ty nước ngoài và của các chính phủ theo sang ý muốn của Bắc Kinh. Tại Hoa Kỳ có sự thất vọng là sự nhận thức khá hạn chế đối với việc cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc, chỉ cho đến thời gian gần đây, các giới hữu trách Hoa Kỳ mới tương đối nhắm được đúng mục tiêu chính yếu.

Một số trong qúy vị có thể đang làm việc cho những công ty này đã được chọn là mục tiêu, thí dụ các hãng hàng không và nhà sản xuất xe của Mỹ.

Như vậy, những gì cần được thực hiện?

Hoa Kỳ cần một kế hoạch lớn rộng tầm quốc gia để đáp ứng các thách thức khác nhau của Trung Quốc bằng cách mạnh mẽ tiếp cận chặt chẽ và phối hợp với quốc tế. Cách tiếp cận từng vụ một thường bị thất bại vì Trung Quốc đã chứng minh họ có thể thắng được các sự nhượng bộ và dùng đòn bẩy bằng cách dần dần chọn lọc ra các mục tiêu để có riêng biện pháp đặc biệt.

Như vậy, việc áp dụng những thay đổi bằng chính sách hạn hẹp trong các lĩnh vực kinh tế hay công nghệ là không đủ. Và chúng ta không thể đánh cá gấp đôi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Điều này vẫn sẽ khiến Trung Quốc có quá nhiều cơ hội để quấy phá các công ty Mỹ và bắt nạt các đồng minh của chúng ta.

Đây sẽ là một trận chiến khó khăn để chống lại sự cưỡng chế của Trung Quốc. Trung Quốc đang nắm giữ nhiều lá bài, bằng cách xáp gần với nhiều đồng minh lớn của Hoa Kỳ thông qua các mối quan hệ kinh tế. Hiện nay Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất với 130 quốc gia, và cũng là một đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ.

Dầu sao tương lai của Hoa Kỳ không u ám như vậy. Chúng ta có nhiều sự lựa chọn về chính sách và một số lợi thế không thể dễ dàng sớm tang biến. Chúng ta có thị trường vốn sâu, lỏng, một thị trường tiền tệ ổn định để giữ giá trị, một chế độ quy định đáng tin cậy, và công nghệ sáng tạo nổi bật; – ngoài những ưu điểm mà anh Ely đã đề cập lúc đầu. Lợi thế tài chính và kinh tế của chúng ta sẽ là một nguồn ảnh hưởng và là công cụ để đẩy lùi Trung Quốc.

Tại CNAS, chúng tôi đã tập trung vào các ý tưởng cụ thể mà Hoa Kỳ cần thực hiện để giải quyết thách thức kinh tế cưỡng chế của Trung Quốc. Bây giờ tôi xin chia sẻ năm ý tưởng sau đây:

Thứ nhất, phối hợp nội bộ. Chính phủ Hoa Kỳ nên tập trung các sáng kiến ​​của mình để chống lại sự cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc. Điều này sẽ thu hẹp sự chia rẽ giữa các nhà kinh tế và chiến lược và các chuyên gia quốc phòng – một vấn đề mà anh Ely đã thảo luận lúc nảy, – như vậy sẽ dễ dàng sát cánh làm việc với các đồng minh nhắm vào sự cưỡng chế của Trung Quốc.

Thứ hai, đa dạng hóa thương mại đẩy xa Trung Quốc. Chính quyền nên hỗ trợ các đồng minh trong việc đa dạng hóa các mối quan hệ kinh doanh của họ tránh xa Bắc Kinh, đảm bảo rằng Trung Quốc không phải là khách hàng duy nhất của họ và chúng ta không kiểm soát kềm kẹp các nút chuỗi cung ứng quan trọng.

Thứ ba, nhiều tin tức hơn, tiết lộ nhiều hơn. Chính quyền Hoa Kỳ nên thu thập, phân tích và tiết lộ công khai, nhiều thông tin hơn về sự cưỡng chế của Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài. Hiểu rõ hơn về thực tế kinh doanh với Trung Quốc, và các chiến thuật mà họ sử dụng để gây đau thương cho các công ty, cách này sẽ ngăn cản được Bắc Kinh và giúp Washington (chính phủ trung ương Mỹ) cùng đồng minh tổ chức được cuộc chống trả Trung Quốc một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

Thứ tư, bồi đắp tài chính. Quốc hội Hoa Kỳ nên chấp thuận tài trợ thông qua Bộ Tài Chính Mỹ – điều hành phương tiện để bù đắp các mục tiêu (nơi, quốc gia, công ty) bị cưỡng chế. Việc hỗ trợ tài chính cho họ sẽ củng cố quyết tâm của họ chống lại những nhu cầu của Bắc Kinh, tạo lòng tin nơi Hoa Kỳ, có như vậy sẽ giúp buộc Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ lại trước khi sử dụng chính sách cưỡng chế.

Thứ năm, biện pháp chống tẩy chay. Quốc hội nên cứu xét lại việc khôi phục các điều luật chống tẩy chay. Các điều luật này có thể giúp đẩy lùi những thành phần quốc gia cực đoan của Trung Quốc là thành phần rất hăng hái chuyên tẩy chay hoặc xúi dục sự trừng phạt đối với các quốc gia hay công ty nước ngoài. Quan trọng hơn nữa, các điều luật này sẽ cho phép các công ty Mỹ có cơ sở pháp lý để từ chối tuân thủ các biện pháp cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc đối với các nước thứ ba — và các đối tác — như Đài Loan và Hàn Quốc.

Những ý tưởng và những dữ kiện khác chứng minh rằng Hoa Kỳ có rất nhiều sự lựa chọn, thực ra là những lựa chọn tuyệt vời và đa số là chúng ta có thể khẩn thi hành hoặc làm ngay tại nhà. Có một số ý tưởng khác mà Hoa Kỳ có thể thực hiện để đối phó với các hình thức kinh tế khác của Trung Quốc mới trổi dậy, tôi xin dành phần trình bày này cho ông Dan Kliman, thành viên trưởng trong chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại CNAS.

TS Daniel Kliman, Thuyết Trình Viên, tiếp nối:

Cảm ơn cô Liz. … Nếu sự cưỡng chế kinh tế là một trong những cuộc chơi quyền lực trội của Trung Quốc, thì việc sáng tạo “Vành đai và con Đường” cũng là thêm một âm mưu.

Sáng kiến ​​Vành đai và con Đường, đôi khi còn được gọi là “Một Vành đai, Một Con đường”, là tầm nhìn lớn của Bắc Kinh cho một thế giới kết nối với nhau, được tác hợp nhau qua một mạng lưới hạ tầng cơ sở vật chất và kỹ thuật số do Trung Quốc tài trợ.

Một số nhà quan sát đã gọi “Vành đai và con Đường” là “Kế hoạch Marshall của Trung Quốc”, nhưng đây là sự suy nghĩ sai lầm về nó. Trước hết, Vành đai và con Đường có tham vọng lớn hơn nhiều. Trong khi Kế hoạch Marshall chỉ tập trung vào Tây Âu, nhưng Trung Quốc, thông qua Vành đai và con Đường, tìm cách liên kết Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu với nhau. Hơn nữa, các nguồn tài lực liên hệ khác nhau rất nhiều. Trong năm 2017 đô la, kế hoạch Marshall chi phí của Hoa Kỳ khoảng 122 tỷ đô la. Từ năm 2014 đến năm 2017, nhìn vào cả hai mặt xây dựng và đầu tư, Bắc Kinh đã dành khoảng 340 tỷ USD, và con số này vẫn tiếp tục tăng cao.

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, các chủ đích của Kế hoạch Marshall so với Vành đai và Đường khác nhau— về cơ bản. Kế hoạch Marshall mục đích tối thượng là vấn đề trao quyền; nó cũng nhằm xây dựng lại các nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá và củng cố nền dân chủ mong manh thời bấy giờ. Còn “Vành đai và con đường” là phương tiện để phát triễn thúc đẩy ảnh hưởng của Trung Quốc, tạo ra đòn bẩy và cuối cùng là có hại cho một sự cai quản quốc gia tốt và tai hại cho vấn đề nhân quyền.

Bây giờ, hãy nghiệm sâu hơn cách Vành đai và con Đường đang định hình thế giới lại thành lợi thế cho Trung Quốc.

Thứ nhất là, Vành đai và con Đường đang mở đường cho quân đội Trung Quốc có mặt khắp toàn cầu. Djibouti* là một ví dụ điển hình, nơi này Trung Quốc lúc đầu là xây dựng một cảng thương mại, nhưng sau đó lại kèm theo cạnh nó với một căn cứ quân sự, – căn cứ đầu tiên tại nước ngoài. (* Cộng Hòa Gi-Bu-Ti, một quốc gia Đông Châu Phi).

Âm mưu Vành đai và con Đường là tạo ra món nợ dài hạn và phải nương tựa lâu dài vào Trung Quốc. Sri Lanka* cũng là một trường hợp điển hình , chính phủ Sri Lanka đã bị buộc đồng ý trả nợ Bắc Kinh, cho Trung Quốc một hợp đồng thuê 99 năm cái hải cảng có vị trí chiến lược.(* đảo quốc Sri Lanka, xưa được gọi là xứ Tích Lan, trong Nam Ấn Độ dương). Từ đó là có hệ thống cai quản cho đặc khu này. Dùng Vành đai và con Đường để xâm nhập xói mòn chính quyền đảo quốc này, tìm cách giành cho được sự ủng hộ từ giới tinh hoa thế lực địa phương cho các dự án đặc biệt của Trung Quốc. Đây là một thách thức không riêng gì chỉ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương mà còn xảy ra cả bên châu Âu nữa. Năm 2017, Ủy ban châu Âu đã mở một cuộc điều tra về việc chính quyền Hungary (Hung Gia Lợi), chấp thuận một hợp đồng công trình công cộng cho một công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, Vành đai và con Đường đang cho xuất cảng các bộ phận Hoạt Động Theo Dõi (nhánh gián điệp) của chính phủ Trung Quốc. Điều này đang xảy ra ngay bây giờ tại các xứ Kenya, Huawei, một công ty công nghệ thông tin hàng đầu của Trung Quốc, đã công khai và tự hào đã hợp tác với chính phủ để xây dựng cái gọi là “các thành phố an toàn”, ráp đặt hàng nghìn máy thu hình giám sát để thu thập dữ liệu cho hệ thống “hộc tủ chứa hình (cloud)” an ninh công cộng.

Như cô Liz đã trình bày lúc nảy về các thách thức đối với vấn đề cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc, Vành đai và con Đường gây khó khăn cho Hoa Kỳ và các đồng minh đối tác của mình, một vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta nên có những giải pháp mới. Bây giờ là thời điểm để suy nghĩ một cách sáng tạo – và phải tham vọng hơn – và tại CNAS chúng tôi đang đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể.

Vậy Hoa Kỳ nên làm gì?

Đề nghị thứ nhất: Hoa Kỳ nên cho thấy một tầm nhìn tích cực có thể được xem như để thay thế kế hoạch Vành đai và con Đường, nói chung là thay thế mô hình kinh tế của Trung Quốc. Điều này bắt đầu bằng việc phát họa một con đường cho các quốc gia khác với mô hình “tự do, cởi mở và bền vững”, được dựa trên chất lượng đầy sáng tạo, bền vững về tài chính và truyền đạt được kỹ năng. Hoa Kỳ cũng nên ủng hộ các sáng kiến ​​kết nối khu vực— vẽ một tương phản ngầm với tầm nhìn từ trên xuống ngược với Vành đai và con Đường. Và Hoa Kỳ nên xét lại việc gia nhập lại quan hệ Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – hoặc tiến cữ một hiệp ước tương đương về thương mại và đầu tư có chất lượng cao với nhiều tham vọng.

Ý kiến thứ hai: Hoa Kỳ phải xóa phá cho được cái ý tưởng của Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc chắc chắn thăng tiến và Mỹ sẽ phải tụt hậu như định mệnh. Ngày nay, Hoa Kỳ thiếu một kế hoạch liên kết mạch lạc để phản công hoặc có công cụ thông tin để quảng bá nó. Một bước tiến tích cực có thể là tạo ra một hoặc nhiều cơ cấu thế kỷ 21, để thực hiện vai trò của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đã từng đóng vai trò thông tin thời Chiến tranh Lạnh, một chương trình đã bị giải tán theo thời điểm khi mà nhiều người viết đề nghị sự trở lại của cuộc tranh đua chiến lược.

Khuyến nghị thứ ba: Hoa Kỳ nên tăng gấp đôi việc hỗ trợ cho sự cai quản (chính phủ) tốt (dân chủ, không độc tài) tại nước ngoài. Tính minh bạch, xã hội dân sự, và tuân theo đúng quy tắc pháp luật, cấy trồng chúng vào các chính phủ nhằm chống lại cái lén lút ở hậu phòng của chiến lược Vành đai và con Đường của Trung Quốc, giúp họ nhận thức rằng giao thương với Trung Quốc sẽ khiến họ lâm cảnh đau đầu sau cơn say tài chính lâu dài với Trung Quốc vì TQ đã áp dụng đòn bẩy lâu dài. Khi nói đến việc giải quyết Vành đai và con Đường – nói chung là đối chọi cái thách thức của Trung Quốc – các giá trị và quyền lợi của Mỹ phải tay trong tay song hành với nhau.

Đề nghị thứ tư: Hoa Kỳ nên chụp cơ hội hợp tác với các đồng minh và các đối tác. Khi nói đến Vành đai và con Đường – và trong cuộc tranh đua rộng hơn với Trung Quốc – các đồng minh và các đối tác vẫn là lợi thế duy nhất của Mỹ. Nhìn vào Vành đai và con Đường, Hoa Kỳ có thể làm việc với các đồng minh và đối tác của mình để định hình, hoặc khi cần thiết, nhắm hạn chế việc Trung Quốc theo đuổi mục đích quân sự ở các nước ngoài. Hòa tấu với các đồng minh và các đối tác, Hoa Kỳ cũng có thể kiểm soát được các nguồn lực để tranh đua với Vành đai và con Đường, nhất là trong những khu vực nhờ công nghệ thông tin thì Mỹ có lợi thế cạnh tranh hơn. Hãy tưởng tượng một ngân quỹ phát triển kỹ thuật số dưới sự bảo trợ của OECD, cơ quan này sẽ hỗ trợ các dự án kết nối thông tin ở các nước đang phát triển như một loại đối lập với việc xuất cảng mô hình giám sát (gián điệp, theo dõi) của Trung Quốc.

Để kết thúc, nhìn vào phạm vi và cáng cân của các trò chơi quyền lực của Trung Quốc, thật dễ dàng để chống lại âm mưu của Bắc Kinh, nhưng như qúy vị đã nghe từ cả anh Ely và cô Liz – và tôi – cảm nghĩ này là sai lầm, không dễ dàng đâu. Hoa Kỳ đang nắm lá phiếu quyết định trong việc định hình thế kỷ 21. Bây giờ là thời điểm cho một khả năng tranh đua mới của Mỹ. Cho dù phục vụ bên trong hay bên ngoài chính phủ, dù thuộc đảng Dân chủ, Cộng Hòa hay Độc lập, dù trong ngành (nghiên cứu) hay nơi học viện, chúng tôi mời qúy vị, là thành viên của cộng đồng CNAS, hãy cùng chúng tôi dồn nỗ lực nêu lên và giải quyết vấn đề thách thức của Trung Quốc.

Hoa Kỳ có thể giành chiến thắng trong cuộc tranh đua với Trung Quốc – và tại CNAS, chúng tôi đang đặt nền tảng để thực hiện điều này.

Cảm ơn qúy vị đã dành thời gian cho tôi.

adana escort adıyaman escort afyon escort ağrı escort aksaray escort amasya escort ankara escort antalya escort ardahan escort artvin escort aydın escort balıkesir escort bartın escort batman escort bayburt escort bilecik escort bingöl escort bitlis escort bolu escort burdur escort bursa escort çanakkale escort çankırı escort çorum escort denizli escort diyarbakır escort düzce escort edirne escort elazığ escort erzincan escort erzurum escort eskişehir escort gaziantep escort gebze escort giresun escort gümüşhane escort hakkari escort hatay escort ığdır escort ısparta escort istanbul escort izmir escort izmit escort kahramanmaraş escort karabük escort karaman escort kars escort kastamonu escort kayseri escort kilis escort kırıkkale escort kırklareli escort kırşehir escort kocaeli escort konya escort kütahya escort malatya escort manisa escort mardin escort mersin escort muğla escort muş escort nevşehir escort niğde escort ordu escort osmaniye escort rize escort sakarya escort samsun escort şanlıurfa escort siirt escort sinop escort şırnak escort sivas escort tekirdağ escort tokat escort trabzon escort tunceli escort uşak escort van escort yalova escort yozgat escort zonguldak escort